[Tổng Hợp] 9 Font Chữ Bảng Hiệu Xưa Thời Bao Cấp Download Miễn Phí

[Tổng Hợp] 9 Font Chữ Bảng Hiệu Xưa Thời Bao Cấp Download Miễn Phí

Nếu bạn mong muốn sáng tạo ra những tấm áp phích, banner hoặc poster mang đậm chất thập niên 70, 80 của thế kỉ trước, có thể lựa chọn sử dụng Font chữ bảng hiệu xưa nhằm tạo thêm phần độc đáo và rõ nét cho tác phẩm của bạn. Trong bài viết hôm nay, 99Font sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu Font chữ thời bao cấp đang thịnh hành nhất, để bạn có thể lựa chọn và ứng dụng vào các tác phẩm của mình một cách dễ dàng. Hãy cùng 99Font khám phá ngay nhé!

9 Font chữ bảng hiệu xưa đẹp nhất thời bao cấp

Download Font chữ bảng hiệu xưa [Tại đây]

Hướng dẫn sử dụng Font chữ bảng hiệu xưa:

  • Bước 1: Tải Font chữ về máy
  • Bước 2: Giải nén thư mục
  • Bước 3: Copy Font chữ
  • Bước 4: This PC → Ổ đĩa C → Windows → Fonts (This PC\C:\Windows\Font)
  • Bước 5: Paste Font chữ vào

Cách cài đặt Font chữ 99Font

Font chữ cổ điển mang lại sự giản dị, gợi nhắc đến thời kỳ chiến tranh và tình yêu. Nó đặc biệt thích hợp cho các mẫu bảng hiệu, banner, trang bìa sách và tạp chí theo phong cách Retro. Dưới đây là top 10 Font chữ cổ điển ấn tượng và đẹp nhất mà bạn nên tham khảo:

  • Hồi ức Sài Gòn
  • Giá trị xưa cũ
  • Hòn ngọc viễn đông
  • Classique Saigon
  • Bìa sách xưa
  • Lạc Tự
  • House of Nguyen
  • Mailart Rubberstamp
  • Bộ Font xưa cũ

1. Hồi ức Sài Gòn

1. Hồi ức Sài Gòn
1. Hồi ức Sài Gòn

Bộ Font Hồi ức Sài Gòn của Iciel bao gồm 32 Font Việt hoá được tác giả chọn lọc kỹ lưỡng sau quá trình nghiên cứu tỉ mỉ trong từng tư liệu, để tái tạo lại nét đẹp của Sài Gòn thời hoa lệ trước năm 1975. Những bộ Font này đã được sử dụng phổ biến trong các bảng quảng cáo, biển hiệu và trên các ấn phẩm của xứ Sài Thành ngày xưa.

2. Giá trị xưa cũ

2. Giá trị xưa cũ 
2. Giá trị xưa cũ

Đây là Font chữ lấy ý tưởng từ mẫu bảng hiệu vẽ tay thời kỳ bao cấp khó khăn. Trước khi công nghệ in ấn phát triển, hầu hết bảng hiệu đều được vẽ tay bởi người hoạ sĩ tài ba. Kiểu Font này mô phỏng các bảng hiệu quảng cáo cổ xưa và mang đậm chất hoài niệm, thích hợp cho thiết kế poster và bảng hiệu quảng cáo.

3. Hòn ngọc viễn đông

3. Hòn ngọc viễn đông
3. Hòn ngọc viễn đông

Font Hòn ngọc Viễn Đông được thực hiện bởi công ty iCiel với tinh thần tâm huyết và kỳ công. Phong cách của Font chữ Viễn Đông mang hơi hướng cổ điển, gợi nhắc về kiểu bảng hiệu và logo đầu thế kỷ 19 ở Sài Gòn. Để hoàn thành Font chữ Viễn Đông, iCiel đã nghiên cứu hàng trăm bảng hiệu Sài Gòn nhằm lưu giữ lại cái hồn của kiểu chữ thời kỳ 19.

4. Classique Saigon

4. Classique Saigon
4. Classique Saigon

Classique Saigon là một kiểu chữ được Manh Nguyen sáng tạo, nhà thiết kế đến từ Hà Nội. Font này tái hiện lại các kiểu chữ của thập niên 50, 60 tại Sài Gòn và được dùng trong bộ phim Cô Ba Sài Gòn. Với Font này, Sài Gòn trở nên sinh động hơn bao giờ hết và khơi gợi lại nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

5. Bìa sách xưa

5. Bìa sách xưa
5. Bìa sách xưa

Nếu bạn thích những kiểu chữ trên banner, biển hiệu quảng cáo hay bìa sách cũ từ năm 1980 tại Việt Nam, đừng bỏ qua kiểu Font này. Tác giả Tống Văn Hiệp đã nghiên cứu và thiết kế Font theo phong cách cổ điển của banner cũ, với sắc thái thời gian. Kiểu chữ này có bề ngang dày và các đường nét cũng thanh mảnh và rõ ràng hơn.

6. Lạc Tự

6. Lạc Tự 
6. Lạc Tự

Bộ Font của Mark Trinh lấy ý tưởng từ bảng hiệu quảng cáo ở Hà Nội và Sài Gòn. Phong cách Lạc Tự kết hợp giữa cổ điển và đương đại, đem tới những thiết kế độc đáo. Album này tập trung vào việc sử dụng Font in với màu sắc đậm và cổ điển.

7. House of Nguyen

7. House of Nguyen
7. House of Nguyen

Font House of Nguyen là tác phẩm của Nguyễn Minh Tuấn, người đã nghiên cứu và sáng tạo với đam mê. Ban đầu ý tưởng là kết hợp chữ Latinh vào tiếng Việt, nhưng sau đó thay đổi sang phong cách chữ Hán tự. Đây là sự kết hợp giữa phương Tây và châu Á qua văn hoá Việt Nam thế kỷ 18.

8. Mailart Rubberstamp

8. Mailart Rubberstamp
8. Mailart Rubberstamp

Font chữ Mailart Rubber Stamp được lấy ý tưởng từ các bưu thiếp và kiệt tác hội hoạ của Jonathan Stangroom, HR Fricker và Flea Art, kết hợp với kiểu chữ Clarendon Condensed. Font chữ có 2 phiên bản in đậm và in nghiêng, pha trộn giữa đường nét mềm mại cùng độ đậm nhằm tạo nên nét mới lạ và độc đáo cho kiểu chữ.

9. Bộ Font xưa cũ

9. Bộ font xưa cũ
9. Bộ Font xưa cũ

Đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, bộ Font chữ này cho phép các nhà thiết kế chọn lựa Font chữ thích hợp nhất cho các tác phẩm của họ. Bộ Font chữ Xưa cũ được Lê Tuấn Anh tập hợp gồm 67 kiểu chữ theo nhiều chủ đề khác nhau. Các Font chữ đều được lấy ý tưởng từ những bảng hiệu xưa vẽ tay ở Sài Gòn thời kỳ bao cấp.

Hướng dẫn tải phông chữ thời bao cấp

1. Cài đặt thông qua ổ C

1. Cài đặt thông qua ổ C
1. Cài đặt thông qua ổ C

 

  • Bước 1: Đầu tiên bạn hãy mở file Font chữ mà bạn vừa mới download xuống, tại đây bạn lựa chọn file Font chữ mà bạn muốn cài đặt và bấm Copy.
  • Bước 2: Vào My Computer, copy Font bạn muốn cài đặt vào thư mục C: \Windows\ Fonts.

2. Cài Font chữ trực tiếp

2. Cài Font chữ trực tiếp 
2. Cài Font chữ trực tiếp

Việc cài đặt trực tiếp này rất dễ dàng, người sử dụng chỉ cần chọn toàn bộ các file Font chữ mà bạn cần cài đặt, sau đó nhấp chuột phải và chọn tiếp Install là bạn có thể tải trực tiếp Font chữ về máy tính của bạn.

3. Cài đặt Font chữ với Control Panel

3. Cài đặt font chữ với Control Panel 
3. Cài đặt Font chữ với Control Panel
  • Bước 1:Bắt đầu với tổ hợp phím Windows + R và nhập Control panel vào thanh kết quả tìm kiếm để truy cập Control panel.
  • Bước 2: Tại đây bạn nhấn đúp vào Fonts.
  • Bước 3: Sau đó Copy tất cả các Font chữ mà bạn mong muốn vào đây.

Lời kết

99Font hy vọng với nội dung bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn phù hợp với phong cách cổ điển và hoài cổ trong thiết kế của bạn. Nếu có bất cứ băn khoăn hay câu hỏi nào, bạn hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *